Nhà nghiên cứu Hán Nôm: DƯƠNG VĂN VƯỢNG
Cử nhân: TRẦN MỸ GIỐNG (Bộ môn NCPB Hội VHNT Nam Định)

Từ mấy chục năm nay, theo ngành bảo tàng di tích Nam Định thì khu chùa Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ là bốn cung của nhà Trần nằm trong quần thể hành cung Tức Mạc thuộc thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định, được xây dựng vào giữa thế kỷ 13.
Trong “Lý lịch di tích lịch sử – khảo cổ học chùa Đệ Tứ xã Lộc Hạ ngoại thành Nam Định” của Sở Văn hoá và Thông tin Hà Nam Ninh năm 1989 có viết: “Sách Đại Nam nhất thống chí, phần nói về tỉnh Nam Định có ghi: “... Chùa quán Đại thánh ở xã Đệ Tứ, huyện Mỹ Lộc, là hành cung thứ tư (Đệ tứ hành cung) do nhà Trần xây dựng. Sau dân sở tại dùng chữ Đệ Tứ làm tên xã, lại dựng chùa ở đây”.
Lâu nay chúng tôi cứ băn khoăn rằng đã là hành cung thì phải còn phế tích. Vậy tại sao hành cung Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam lại không tìm thấy phế tích. Riêng có Đệ Tứ thì còn phế tích, nhưng liệu phế tích đó có thực là hành cung hay chỉ là nới ở của một vị quan nào đó thời Trần?
Vừa qua, nhân tìm thấy và dịch một số di cảo thơ của người xưa để tuyển vào cuốn “100 năm Thăng Long – Hà Nội, Thiên Trường - Nam Định” (Hội Nhà văn xuất bản năm 2010) của Hội Văn học Nghệ thuật Nam Định, ...

Sông Vị ở đây là sông Vị Hoàng của Nam Định. Nói tới Nam Định là người ta thường nhắc tới “non Côi - sông Vị” cũng như “núi Thuý - sông Vân” của Ninh Bình, “núi Đọi - sông Châu” của Hà Nam, “núi Nùng - sông Nhị” của Hà Nội...

Núi, sông là biểu tượng âm dương, là cội nguồn của sự biến hoá. Vì thế người đời cho rằng: núi - sông là biểu hiện sự trường tồn của một vùng lãnh thổ hay là vùng đất địa linh nhân kiệt. Trong thành ngữ “non Côi - sông Vị” ai cũng hiểu non Côi là núi Gôi (ở huyện Vụ Bản - xưa là Thiên Bản). Còn sông Vị là con sông chảy qua làng Vị Hoàng nên có tên là sông Vị, nhưng nay sông Vị ra sao ít người biết đến.

Dòng Vị Hoàng chảy bên phía đông thành Nam (thời Lê gọi là Quân doanh Vị Hoàng). Thời Nguyễn, làng Vị Hoàng thuộc tổng Đông Triền, sau đổi thành tổng Đông Mặc, huyện Mỹ Lộc, trấn Sơn Nam Hạ. Sông Vị là một nhánh của sông Vĩnh Giang bắt nguồn từ sông Châu Giang thông ra sông Hồng, thời xa xưa dòng sông chảy qua một vùng gọi là Dương Xá. Từ đất Dương Xá (Tư Nông châu) đã hình thành nhiều làng.

Một con ngòi chảy từ Chùa Cuối (phía nam sân vân động Thiên Trường hiện nay) đổ vào sông Vị làm ranh giới giữa làng Đông Mặc với làng Vị Hoàng. Phía đông bắc từ nhà thờ Thiên chúa Phụ Long theo đường Đồng Tháp ...

            

Nói về phố cổ, cần thống nhất thế nào là phố cổ? Có người cho rằng vật thể do con người sinh ra trải qua 100 năm thì được gọi là cổ. Nhưng với địa danh là các phố của thành Nam, thì việc định mốc thời gian theo lịch sử để xác định phố cổ là rất cần thiết; Từ đó mà xác định tên và vị trí của từng phố cổ.   

Kỷ niệm bẩy trăm năm Thiên Trường Nam Định nghĩa là thành phố Nam Định có nguồn gốc từ 750 năm trước, với sự kiện vào năm Thiên Long thứ 5(1262) Nhâm Tuất, tháng hai vua Trần Thánh Tông đã đổi hương Tức Mặc (quê hương của nhà Trần) làm phủ Thiên Trường, đặt quan đứng đầu phủ (An phủ sứ) Trần Thì Kiến, lập Hành đô Thiên Trường, xây các cung Trùng Quang và Trùng Hoa. Nay đất Hành đô Tức Mặc xưa thuộc phường Lộc Vượng, một trong 20 phường của thành phố là điều không cần phải bàn nhiều về nguồn gốc thành phố. Vậy là đi đến thống nhất: các phố có trước ngày Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định lập thành phố (17/10/1921) đều là phố cổ.

Nhà Trần suy vong, tại phủ Thiên Trường nhiều người thuộc dòng họ Trần phải thay tên, đổi họ, phiêu tán đi khắp nơi, sở lỵ hành chính của Hành đô Thiên Trường cũng chẳng còn, cung điện đền đài thành hoang phế. Nhưng dân chúng ở quanh khu vực này vẫn có cuộc sống khá sôi động. Đến nhà Lê trị vì, thì kho lương bên dòng ...

Nam Trực là vùng đất có nhiều người đỗ và đỗ cao. Nam Trực là quê hương của 3 vị Trạng nguyên, 1 Hoàng giáp, 15 Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, 1 Phó bảng và 86 Cử nhân và Tú tài. Nói tới các làng khoa làng bảng ở huyện Nam Trực có thể kể đến: làng Cổ Chử với cha con Trần Văn Bảo và Trần Đình Huyên cùng đỗ đại khoa; làng Bái Dương với dòng họ Ngô
Hỗ trợ
Liên kết web :
Đang online : 30
Hôm nay : 2133
Tháng hiện tại : 124469
Tổng lượt truy cập : 1694064
http://huyenbi.net/Xem-ngay-tot-xau.html